Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Thiên đường là đây???




Đọc báo chí lề phải thấy các "nô bộc của dân" quyết tâm chi hơn 400 tỉ đồng tiền của nhân dân để xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam.Lại đọc bài "Học sinh phải bơi qua sông đến trường", đọc xong thấy thương các em quặn ruột. Hôm qua, có bài của bác Trần Đăng Tuấn trên blog Bọ Lập "Hôm nay đi suối Giàng", Bác Tuấn viết : 

Sang bên khu nội trú (cũng dân nuôi) của trường trung học thì nhà cửa có vẻ tuềnh toàng hơn nhiều. Mùa đông thế này chết rét mất. Các cô giáo ở ngay cùng dãy với học sinh. Một cô khi từ dưới đi lên nhìn cứ tưởng học sinh,vì thấp nhỏ, mặc cái áo khoác trắng như đồng phục, đến nơi nghe cô ấy nói mới hiểu là cô giáo. Bếp chung luôn với khu gường tầng , cả hai bếp đều đỏ lửa hun hai cái nồi to đen, mở ra thấy một nồi cơm, một nồi canh bí. Mình tò mò cúi hẳn xuống nhìn, thấy mấy miếng xanh xanh cứ nhảy lộn tùng phèo trong đó (lửa rất to, ở đây không thiếu củi). Hình như cũng có ít váng mỡ. Hỏi: Thế có món gì nữa không hả cô? Cô giáo chỉ gói nilon nhỏ trên bàn, mình cầm lên xem, thì ra mấy miếng cá khô. Có 45 đứa cấp hai nội trú ăn ở đây, cũng tiêu chuẩn 5 ngàn/tuần. Nhưng bọn này có vẻ được ăn khá hơn lũ cấp 1. Các cô giáo bớt tiền lương của mình, cộng vào tiền bố mẹ góp, để mua thức ăn. Theo nhẩm tính thì mỗi tháng 45 đứa có 900 ngàn tiền thức ăn ( trừ gạo) do bố mẹ góp. Tiền các cô giáo cho thêm cũng chừng ấy nữa. Bình quân chúng nó mỗi đứa mỗi ngày có được 2.000 đ tiền thực phẩm (bên cấp 1 chỉ 1 ngàn/ ngày, như ông nấu cơm H’Mong nói cho chúng tôi biết). Quy củ hơn bên cấp 1, bên này đều đặn mỗi tuần được một bữa ăn thịt. Cụ thể là: Mua dưới chợ 1 kg loại thịt rẻ nhất, rồi kho lẫn với đậu phụ (cái này mình biết rồi, hôm ở gần Mèo Vạc mình cũng nhìn trẻ con trường nội trú ăn cơm, thấy chúng nó ăn cái món gì cứ trắng trắng, mình cầm bát lên nhìn kỹ, thì ra là đậu phụ màu trắng có lẫn thịt mỡ bèo nhèo, cũng màu trắng, cái bát nhôm méo cũng trăng trắng nữa, hóa ra một món màu sắc như vậy. Hôm đó các thày cô giáo nói thật là có khách đến thăm nên mới thêm món đó, chứ theo lịch thì chưa đến ngày có món ăn mặn).
Lại nhớ đã 6-7 năm trước, làm “Nối vòng tay lớn” lần thứ hai hay thứ ba gì đó, mình cử mấy nhóm đi vào các miền nghèo. Mỹ Linh ( Giờ vẫn dẫn Văn hóa- Sự kiện và nhân vật trên VTV3) đi mũi Tây Bắc. Cũng vào chỗ học sinh dân tộc nội trú, quay cảnh bữa cơm của lũ trẻ. Rồi hôm phát trực tiếp từ trường quay S9 Mỹ Linh nói, rằng chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày chúng nó thì bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối…Rồi cô nàng không nén được, khóc nấc trước cả bao triệu người xem TV. Khóc thật sự, dù cố nén. Bằng ấy năm trôi qua. Năm vừa rồi là năm đầu tiên mình không còn chủ trì làm “Nối vòng tay lớn” của VTV. Nhưng hôm nay lên Suối Giàng, vẫn thấy bữa cơm như thế, rồi vẫn thấy con số 2 ngàn đồng thì mỗi ngày sẽ có thịt ăn, nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ  lắm chứ.
100 ngàn đồng, thế là cả khu nội trú có món thịt cộng đậu phụ kho. Còn như bây giờ, một tuần may ra chúng nó mới có một lần được như vậy.
Mỗi anh em gởi Cô giáo ít tiền, để cô mua thêm thức ăn  cho học sinh.
Lại nhớ đã 6-7 năm trước, làm “Nối vòng tay lớn” lần thứ hai hay thứ ba gì đó, mình cử mấy nhóm đi vào các miền nghèo. Mỹ Linh ( Giờ vẫn dẫn Văn hóa- Sự kiện và nhân vật trên VTV3) đi mũi Tây Bắc. Cũng vào chỗ học sinh dân tộc nội trú, quay cảnh bữa cơm của lũ trẻ. Rồi hôm phát trực tiếp từ trường quay S9 Mỹ Linh nói, rằng chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày chúng nó thì bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối…Rồi cô nàng không nén được, khóc nấc trước cả bao triệu người xem TV. Khóc thật sự, dù cố nén. Bằng ấy năm trôi qua. Năm vừa rồi là năm đầu tiên mình không còn chủ trì làm “Nối vòng tay lớn” của VTV. Nhưng hôm nay lên Suối Giàng, vẫn thấy bữa cơm như thế, rồi vẫn thấy con số 2 ngàn đồng thì mỗi ngày sẽ có thịt ăn, nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ  lắm chứ.


Đọc xong  miệng đắng ngắt. Chẳng lẽ đây là thiên đường của xã hội chủ nghĩa???







Học sinh phải bơi qua sông đến trường

Sáng sớm, khi sương mù còn giăng khắp bản làng, hàng chục học sinh ở xã miền núi Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vội cởi quần áo ngoài cho vào túi nylon, mặc quần cộc bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học.

*ClipVượt sông đến trường

Nằm cách trung tâm xã Trọng Hóa chừng 7 km, bản Ông Tú có 20 hộ dân với 106 nhân khẩu, trong đó có 14 em đang học tiểu học. Bản Ka Óoc gần đó cũng có hơn chục em học tại trường THCS Trọng Hóa. Do nằm bên kia sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), hai bản trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài. 

Ngày nào cũng vậy, học sinh bản Ông Tú và Ka Óoc phải thức dậy thật sớm vượt quãng đường đồi dốc xuống sông Khe Rào. Như một thói quen, các em cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi nylon thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.

Gần một năm nay, học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hóa phải bơi qua sông học chữ. Ảnh: Văn Nguyễn.

"Vào mùa lũ, tụi em phải nghỉ học chừng một tháng vì nước sông Khe Rào chảy xiết, không thể bơi qua được”, em Hồ Danh, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Hưng nói. Danh cho biết, em và các bạn đều sợ bơi qua sông, nhưng vì muốn học cái chữ nên phải cố rướn mình qua những đoạn nước sâu, chảy xiết. "Mùa đông nước cạn bớt nhưng tụi em vẫn phải lội qua những chỗ nước sâu. Vào lớp học chân tay ai cũng run cầm cập", Danh kể.

Việc bơi qua đoạn sông rộng chừng 20 mét với học sinh nam chỉ mất vài phút, nhưng với em nữ là thử thách. Hồ Thị Thoi, học sinh lớp 8 trường THCS Trọng Hóa vẫn nhớ như in ngày tập bơi để đi học.

“Ngày đó mấy đứa bạn dẫn em ra bờ sông nói muốn đi học thì phải biết bơi qua bên kia sông. Em thích đi học nhưng nhìn nước chảy mạnh quá nên cứ bước xuống lại nhảy lên bờ. Mấy bạn vừa bơi vừa kéo em qua, uống mấy hớp nước liền. Sau đó em nhờ bạn dạy bơi để được đi học”, Thoi kể.

Bản Ông Tú có 8 em đang học mẫu giáo ngay tại bản, các cô giáo lại phải tìm cách qua sông để đến lớp. Năm 2009, cô Đinh Thị Thức, giáo viên trường mầm non Trọng Hóa, ngồi thuyền qua sông Khe Rào vào bản Ông Tú dạy học, bất ngờ thuyền lật úp, cô giáo ngã xuống sông. May mắn một người dân phát hiện, kịp thời bơi ra cứu. 

Ông Hồ Nhung, 79 tuổi, trưởng bản Ông Tú cho biết tình trạng học sinh đi học phải bơi qua sông diễn ra từ mùa đông năm 2010. Trước đây, xã cấp thuyền cho bản nhưng đến mùa lũ do bảo quản không tốt nên thuyền bị cuốn trôi. Sau đó học sinh ở bản muốn đi học thì phải biết bơi, không kể lớn hay nhỏ. 

“Người ở bản chưa ai gặp nạn ở đoạn sông này nhưng hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà con ai cũng muốn có được một cây cầu để cho tụi nhỏ đi học, người lớn đi làm mà mong hoài chưa được”, ông nói. 

Xã mới được cấp một chiếc thuyền để học sinh qua sông. Tuy nhiên, vào mùa lũ, nước sông dâng cao, việc chèo thuyền vẫn rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Nguyễn.

Ngày 17/9, học sinh bản Ông Tú đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho rằng việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời. 

“Xã đã kiến nghị lên cấp trên xây cầu cho dân bản. Nếu có kinh phí, phía xã sẽ mở tuyến đường thông từ bản Ông Tú lên bản Ka Óoc (cách nhau chừng 3 km) để người dân đi lại thuận tiện hơn. Riêng phương án di dân, chúng tôi cũng đã tính đến nhưng không khả thi vì muốn người dân bám bản, giữ rừng”, ông Tiến nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa cho biết Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã đi khảo sát và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu ở bản Ông Tú quá cao, trong khi huyện còn nghèo nên giải pháp trước mắt là tăng cường phụ huynh đưa đón con em đi học và cấp áo phao.
Văn Nguyễn
Nguồn: VNExperss.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét